Mở quán trà sữa ở nông thôn và các bước đầy đủ nhất - Lợi nhuận cao

Nhiều giới trẻ hiện nay có xu hướng “bỏ phố về quê” để lập nghiệp.Mở quán trà sữa, quán café là xu hướng lựa chọn của nhiều người vì tận dụng những tiềm năng, ưu điểm mà vùng quê vốn có như  ít đối thủ cạnh tranh, chi phí mặt bằng, nguyên liệu và nhân công thấp hơn nhiều so với thành thị.

Tuy nhiên, kinh doanh ở đâu cũng vậy để mở một quán trà sữa cũng có rất nhiều yếu tố mà bạn bạn cần tìm hiểu trước như thị trường, nguồn vốn, chi phí, loại hình kinh doanh, cách hoạt động,..

Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc khởi nghiệp kinh doanh.Trong bài viết này, Hunufa sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin cần chuẩn bị để bắt đầu thuận lợi hơn nhé.

Mở quán trà sữa ở nông thôn

Mở quán trà sữa ở nông thôn

1. Lý do nên kinh doanh trà sữa tại nông thôn

1.1 Chi phí thấp hơn ở thành phố

Chi phí để bắt đầu mở quán trà sữa với nguồn vốn khá rẻ hơn so với thành phố. Tại đây mọi chi phí như nguyên liệu, tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên đều thấp hơn.Nhờ vậy mà bạn có thể tiết kiệm được kha khá nguồn vốn để đầu tư vào chuyện khác.

1.2. Ít đối thủ cạnh tranh

Hiện nay tại các thành phố, các quán trà sữa mọc lên dày đặt, các thương hiệu lớn trở thành lựa chọn đầu tiên của khách hàng.

Nếu bạn là một thương hiệu mới, chắc chắn bạn sẽ gặp khó khăn trong về việc tạo sự chú ý thu hút khách hàng. Còn ở nông thôn đối thủ không nhiều, bạn có thể dễ dàng thu hút khách hàng hơn.

1.3. Đa dạng hình thức để bước đầu kinh doanh

Có thể áp dụng đa dạng các loại hình kinh doanh như:

Kinh doanh trà sữa online nếu bạn ít vốn muốn hoặc kinh doanh trà sữa đóng vỉa hè hoặc mở một quán trà sữa cho riêng bạn tùy theo vào nguồn vốn mà bạn có.

2. Các bước mở quán trà sữa ở nông thôn để thu được lợi nhuận cao

2.1 Xác định tệp khách hàng và nghiên cứu thị trường

Dù là kinh doanh ở đâu cũng vậy, bước đầu tiên này luôn là bước quan trọng nhất.

Nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn có một nhận định tổng quan về thị trường mà bạn đang có ý định kinh doanh để có chiến lược kinh doanh hợp lý. Nghiên cứu thị trường được hoàn thành khi bạn có thể trả lời những câu hỏi sau:

- Vị trí mà bạn đang sắp kinh doanh có thuận lợi (gần trường học, bệnh viện, công viên,..)? Ở đó có bao nhiêu quán trà sữa đã được mở rồi? Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp?

-Phân tích đối thủ: quy mô kinh doanh, số lượng khách hàng thường xuyên tới, ưu và nhược điểm của đối thủ

-Khách hàng tại khu vực thường xuyên uống loại trà sữa nào?

Tiếp theo, bạn nên xác định đối tượng, phân khúc khách hàng mà bạn muốn hướng đến như: Họ thuộc độ tuổi nào? Có thu nhập bao nhiêu? Sức mua như thế nào? Tần suất sử dụng trà sữa là bao nhiêu? Sở thích mua hàng của họ là gì?

2.2 Định vị thương hiệu quán

Ở bước này bạn cần suy nghĩ thương hiệu riêng cho mình một cái tên thật độc đáo, ví dụ nếu như khách hàng bạn hướng đến là học sinh sinh viên thì tên quán của bạn phải là một cái tên nhí nhảnh và trẻ trung và rẻ đây là đối tượng chưa có thu nhập hoặc thu nhập chưa cao , có nhu cầu uống trà sữa hàng ngày và bạn có thể bán kèm với đồ ăn vặt đi kèm.Hoặc cho nhân viên văn phòng thì cần có một cái tên sang trọng và nhã nhặn , người có mức thu nhập khá bạn phải định vị quán của mình có thiết kế sang trọng và đồ uống phải đạt chất lượng về an toàn thực phẩm.

2.3 Tính nguồn vốn và chi phí cần phải đầu tư

Các nguồn chi phí mặc định cần phải đầu tư để mở quán trà sữa là

+ Phí thuê mặt bằng bán trà sữa, nếu như nhà bạn có sẵn mặt bằng thì có thể tiết kiệm kha khá khoảng này.

+ Tiền mua nguyên vật liệu, dụng cụ máy móc

+ Xây dựng, trang trí quán (tùy vào phân khúc khách hàng mà bạn hướng đến thì sẽ có cách trang trí khác nhau, nên chuẩn bị nhiều góc sống ảo để bởi vì đập vào mắt khách hàng chính là vẻ bề ngoài cái đã).

+ Tiền thuê nhân viên (phục vụ, pha chế, quản lý,..)

+ Các khoản khác để duy trì hoạt động hàng tháng như điện, nước, wifi,…

+ Các khoản phát sinh như đăng kí kinh doanh và nhiều chi phí phát sinh khác.

Bạn có thể xem đầy đủ các chi phí tại đây

2.4 Lên thực đơn cho quán

Quán trà sữa của bạn giữ chân khách hàng khi bạn có thực đơn các món đa dạng và mới lạ.

Đặc biệt, dù thế nào thì bạn vẫn đảm bảo chất lượng của đồ uống cũng như là quán, vì đây chính là yếu tố quan trọng nhất để khách hàng luôn trung thành với bạn.

​​​​​​​2.5 Lên kế hoạch marketing

Thời buổi ngày càng hiện đại, bạn nên chuẩn bị kỹ càng kế hoạch marketing trước khi cho ra mắt quán.

Bạn có thể lên các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng, hoặc hoạt động trên mạng xã hội.

​​​​​​​2.6 Thường xuyên khảo sát đánh giá của khách hàng

Việc bạn dành ra một khoản thời gian nhất định để khảo sát khách hàng độ hài long về chất lượng của quán để từ đó có thể phát huy hoặc khắc phục để thay đổi quán tốt hơn.

​​​​​​​2.7 Học và trau dồi kỹ năng chuyên môn, cập nhật xu hướng

Phải đảm bảo được trình độ tay nghề và chuyên môn cao, sản phẩm của quán bạn mới chất lượng. Muốn như vậy, bạn phải có hệ thống kiến thức và thực tiễn về trà sữa sâu và rộng. Thái độ phục vụ thân thiện, nhiệt tình,tinh tế.

Đồng thời, nhu cầu và khẩu vị của khách hàng phải nắm rõ. Bên cạnh đó bạn nên tìm tòi thêm nhiều món uống khác nhau mới lạ để thu hút khách hàng.

Bạn có thể bỏ tiền đi học hoặc tham gia trên các hội nhóm để trao đổi các kinh nghiệm, kỹ năng với nhau để cùng phát triển.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để mở quán trà sữa ở nông thôn.

Hi vọng những thông tin này đã giúp bạn tự tin bắt đầu hành trình khởi nghiệp quán trà sữa của mình.

Theo dõi chúng mình để có thêm nhiều kiến thức tại đây nhé